Môi trường và tài nguyên thiên nhiên: Nạn nhân thầm lặng của xung đột
Một nhân viên gìn giữ hòa bình của Nepal thuộc Phái bộ Hỗn hợp Liên hợp quốc-Liên minh châu Phi tại Darfur, Sudan (UNAMID) trồng cây bên ngoài Trụ sở UNAMID ở El Fasher, Sudan. (Ảnh: UN)
Ngày 6/11 đã được Liên hợp quốc chọn làm Ngày quốc tế phòng, chống khai thác môi trường trong chiến tranh và xung đột vũ trang.
Mâu thuẫn và bạo lực bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Song, theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), khoảng 40% các cuộc xung đột nội bộ có liên quan việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, như kim cương, vàng, dầu mỏ, rừng, đất đai, nước...
Trong khi các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng khan hiếm, dân số thế giới ngày càng tăng thì lại kéo theo nhu cầu khai thác ngày càng lớn. Điều này là một trong những nguyên nhân khiến xung đột nổ ra. Không chỉ vậy, nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng khiến xung đột bùng phát và kéo dài.
Mâu thuẫn và bạo lực bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Song, theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), khoảng 40% các cuộc xung đột nội bộ có liên quan việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, như kim cương, vàng, dầu mỏ, rừng, đất đai, nước... |
Theo Liên hợp quốc, tại một số quốc gia ở châu Phi, các nhóm vũ trang, tổ chức tội phạm đã tiến hành khai thác trái phép và buôn lậu khoáng sản, gỗ... để tài trợ cho những hoạt động bất hợp pháp. UNEP cho biết, các cuộc tranh giành tài nguyên thiên nhiên được cho là có nguy cơ tái diễn cao.
Đe dọa hòa bình, an ninh và đảo ngược những nỗ lực phát triển của các quốc gia là hậu quả thấy rõ của chiến tranh và xung đột. Song, nguồn nước bị ô nhiễm, đất đai bị nhiễm độc, rừng bị tàn phá, nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt cũng là những hệ quả mà chiến tranh và xung đột gây ra. Những tác động này có thể vượt ra ngoài biên giới quốc gia, lan rộng ra khu vực và để lại nhiều tác động nghiêm trọng trong dài hạn.
Nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng quốc tế về vấn đề này, Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 5/11/2001 quyết định lấy ngày 6/11 hằng năm là Ngày quốc tế phòng, chống khai thác môi trường trong chiến tranh và xung đột vũ trang. Ngày này cũng nhằm khẳng định lại cam kết của các quốc gia trong việc bảo vệ môi trường trong bối cảnh chiến tranh, xung đột, cũng như trong thời bình.
Trong thông điệp từng được đưa ra nhân ngày 6/11, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres khẳng định môi trường là một trong những nạn nhân của chiến tranh, xung đột.
Điều này tiếp diễn một phần cũng do nỗ lực bảo vệ môi trường và sự quản lý tài nguyên thiên nhiên còn kém của các chính phủ. Nếu tài nguyên thiên nhiên được quản lý và giám sát chặt chẽ hơn thì các quốc gia có thể ngăn chặn nguồn lực này dung dưỡng những đối tượng khơi mào xung đột. Với những quốc gia đang tái thiết sau xung đột, cách chính phủ quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng có thể mang lại cơ hội phục hồi nền kinh tế và hỗ trợ sinh kế cho người dân.
Trong thông điệp từng được đưa ra nhân ngày 6/11, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres khẳng định môi trường là một trong những nạn nhân của chiến tranh, xung đột. |
Tầm quan trọng của môi trường đối với phát triển bền vững ngày càng được nhận thức rõ ràng hơn. Điều này có thể thấy rõ qua các nội dung liên quan vấn đề môi trường được lồng ghép vào các chính sách, chương trình nghị sự của các quốc gia, tổ chức, diễn đàn khu vực và quốc tế. Nỗ lực bảo vệ môi trường và quản lý hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên góp phần giúp các quốc gia bị xung đột tàn phá tiến gần hơn tới các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG).
Tổng Thư ký Liên hợp quốc nhận định, bảo vệ môi trường là một phần không thể thiếu trong nỗ lực ngăn ngừa xung đột, bảo đảm hòa bình và phát triển bền vững, bởi không thể đạt được mục tiêu này nếu các nguồn tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái bị phá hủy.
Theo ông, nếu muốn đạt được các SDG, các quốc gia cần hành động mạnh mẽ và ngay lập tức nhằm bảo vệ hành tinh khỏi sự tàn phá của xung đột. Nỗ lực bảo vệ môi trường và quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên nhằm ngăn ngừa xung đột, giữ gìn hòa bình và thúc đẩy thịnh vượng lâu dài sẽ cần sự chung tay của các chính phủ, khu vực tư nhân và mọi người dân.
Theo Nhân Dân
Tin cùng chuyên mục
- Châu Âu trải qua 5 mùa hè nóng nhất trong 2 thập kỷ 20.07.2022 | 11:00 AM
- 10 năm sau thảm họa kép tại Nhật Bản: Nỗi đau vẫn còn 11.03.2021 | 09:43 AM
- Bạo loạn tại nhà Quốc hội - Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về hình ảnh và vị thế nước Mỹ 10.01.2021 | 14:37 PM
- 4 kịch bản bất ngờ sau ngày bầu cử Mỹ 03.11.2020 | 15:02 PM
- Đông Nam Á chạy đua đón đầu tư Mỹ 12.06.2020 | 08:49 AM
- Người Mỹ trong vòng xoáy của “cơn bão kép” 03.06.2020 | 09:29 AM
- Hành trình Covid-19 lây nhiễm toàn cầu và vượt mốc 1 triệu người mắc 04.04.2020 | 09:51 AM
- Lý giải nguyên nhân khiến dịch Covid-19 lây lan nhanh ở châu Âu 11.03.2020 | 17:27 PM
- Những thay đổi với cuộc sống người dân EU và Anh trong ngày 1/2 31.01.2020 | 13:59 PM
- Nhìn lại thế giới 2019: Các xu hướng chiến lược ở châu Phi 24.12.2019 | 15:59 PM
Xem tin theo ngày
-
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thống nhất cao với nội dung Đề án hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã với số phiếu tuyệt đối 100%
- Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TU về Đề án hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình và Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
- Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, kỳ họp thứ 42
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình về hợp nhất hai tỉnh
- Gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong và chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày
- Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất HĐND tỉnh khoá XVII
- Tập huấn về phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số
- Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý
- UBND tỉnh: Làm việc với Tổng công ty Khí Việt Nam – Công ty Cổ phần (PV GAS) về phương án cấp khí LNG trên địa bàn tỉnh
- Giới thiệu cuốn sách “Đỗ Ngọc Quán - Người cộng sản trung kiên”