Quốc hội thảo luận ở hội trường về sửa đổi Hiến pháp năm 2013
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Phiên họp được truyền hình, phát thanh trực tiếp để cử tri và nhân dân theo dõi.
Buổi chiều, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc; nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi); thảo luận về dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).
Trước đó, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 194/2025/QH15 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Nghị quyết số 195/2025/QH15 về việc thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Tại Nghị quyết số 194/2025/QH15, Quốc hội quyết định xem xét sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 để thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, trong đó tập trung vào các quy định về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội và việc phân định đơn vị hành chính, tổ chức chính quyền địa phương.
Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 để chủ trì, phối hợp với các cơ quan thực hiện nhiệm vụ xây dựng dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 và trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 9.
Tại Nghị quyết số 195/2025/QH15, Quốc hội quyết nghị thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 gồm 15 thành viên, do Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm Chủ tịch Ủy ban; 3 Phó Chủ tịch Ủy ban là: Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Trần Cẩm Tú, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định và Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long.
Chủ trì cuộc họp Ban Bí thư về việc triển khai và tình hình lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp về nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 chiều 13/5, Tổng Bí thư Tô Lâm lưu ý, cần tiếp tục tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về mục đích, ý nghĩa, phạm vi, nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; đa dạng hóa các hình thức để nhân dân đóng góp ý kiến, không hạn chế bất cứ hình thức nào; bảo đảm phát huy dân chủ, thực chất; tăng cường vận động nhân dân góp ý thông qua ứng dụng VneID.
Tổng Bí thư chỉ rõ, các cơ quan theo nhiệm vụ phân công làm tốt công tác tổng hợp ý kiến của nhân dân, bảo đảm ghi nhận đầy đủ, khách quan các ý kiến đóng góp theo đúng phạm vi, nội dung sửa đổi Hiến pháp năm 2013 để báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định; tăng cường công tác đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch, thông tin xấu, độc hại trên không gian mạng liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Theo: nhandan.vn
Tin cùng chuyên mục
- Các bước lấy ý kiến về sửa đổi Hiến pháp năm 2013 trên VNeID 09.05.2025 | 10:31 AM
Xem tin theo ngày
-
Tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh
- Thủ tướng Chính phủ làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình
- Khởi công dự án tuyến đường cao tốc CT.08, đoạn qua tỉnh Nam Định - Thái Bình và dự án khu công nghiệp Hưng Phú
- Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh dâng hương tưởng niệm Nhà bác học Lê Quý Đôn
- Cả nước đã hỗ trợ xóa gần 209.000 nhà tạm, nhà dột nát
- Dâng hương tưởng niệm Nhà bác học Lê Quý Đôn
- Bố trí nơi đặt trụ sở đơn vị hành chính cấp xã mới sau sắp xếp phải phục vụ tốt cho hoạt động quản lý nhà nước, thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp
- Bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả các công trình, dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải
- Tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh