AI là lời giải để nông nghiệp 'xanh và thông minh'
Thiết bị đo chất lượng đất cầm tay và dùng AI phân tích, do doanh nghiệp Việt phát triển và được trưng bày tại gian hàng ở sự kiện P4G.
Tại phiên thảo luận cấp Bộ trưởng về công nghệ tạo đột phá chuyển đổi xanh và phát triển bền vững, trong khuôn khổ Hội nghị P4G 2025, sáng 17/4 ở Hà Nội, các diễn giả chia sẻ câu chuyện ứng dụng AI trong phát triển xanh và kinh nghiệm Việt Nam có thể áp dụng.
Ở khu vực Trung Đông, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) thường xuyên đối mặt với thách thức về thời tiết, khí hậu. Cách giải quyết là tận dụng giải pháp đổi mới sáng tạo để phát triển bền vững. Ông Bader Al Matrooshi, Đại sứ UAE tại Việt Nam, cho biết nước này đang tập trung triển khai nông nghiệp thông minh, công nghệ canh tác thủy canh, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp xanh nhằm ứng phó biến đổi khí hậu. "Chúng tôi có nông trại thẳng đứng lớn nhất thế giới, ứng dụng công nghệ máy học để giúp cây trồng sinh trưởng tốt", ông nói.
Theo ông, trí tuệ nhân tạo sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng xanh, giúp tạo ra một thế giới có sự song hành giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
Tại Kenya, quốc gia nằm phía đông châu Phi, ứng dụng AI trong nông nghiệp đang dần phổ biến. Bà Hon Soipan Tuya, Bộ trưởng Quốc phòng Kenya, cho biết một số nông hộ nhỏ đã biết ứng dụng AI qua sự hỗ trợ của doanh nghiệp tư nhân. "Người nông dân được cung cấp thông tin thời tiết cụ thể và chuyên biệt nhờ trí tuệ nhân tạo, từ đó giúp họ tăng năng suất", bà Tuya nói.
Bà nhận định AI quan trọng đối với những ngành kinh tế phụ thuộc vào thời tiết và khí hậu như nông nghiệp. Ngoài nông dân, một số công ty chế biến nông sản cũng dùng AI tự động hóa chuỗi cung ứng, giảm tình trạng lãng phí thực phẩm, gián tiếp nâng cao thu nhập cho người nông dân.
Trong khi đó, theo ông Kyu Tae Park, Tổng giám đốc Avalve (Hàn Quốc), Việt Nam sắp gặp vấn đề già hóa lực lượng lao động. Ông khuyến nghị Việt Nam cần chuyển đổi từ ngành nông nghiệp thâm dụng lao động sang nông nghiệp thông minh. "Không chỉ nâng cao năng suất, AI còn tạo cơ hội cho xuất khẩu và giúp thúc đẩy tăng trưởng trong tương lai", ông nói.
Để thực hiện tầm nhìn, đại diện Avalve gợi ý áp dụng các mô hình hợp tác công - tư. Ông lấy ví dụ về trường hợp của Hà Lan, nơi ngành nông nghiệp tận dụng tốt kết quả các công trình nghiên cứu của chính phủ, giới học thuật và doanh nghiệp để mở rộng nông nghiệp thông minh.
"Việt Nam có tiềm năng để đi theo lộ trình này. Cần thúc đẩy nông nghiệp thông minh bằng cách tăng cường hợp tác giữa các ngành, thông qua đó xây dựng được một nền nông nghiệp thông minh, bền vững hơn, có khả năng chống chịu tốt hơn với khí hậu", ông Park khuyến nghị.
Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng đặc điểm quan trọng của AI là nếu ứng dụng thành công ở một nước, khi mang đến một nơi khác, một đất nước khác, ứng dụng đó sẽ thông minh hơn, thành công hơn. "Bởi vậy AI sinh ra là để toàn cầu hóa", ông nhận định.
Trong phát biểu khai mạc phiên thảo luận, Bộ trưởng đánh giá nhân loại hiện chưa sử dụng hiệu quả nguồn lực sẵn có, trong đó tái chế đạt khoảng 7,2%, lãng phí lương thực trên 30%, hiệu suất sử dụng điện năng đạt 30-40% và "mới có 5% dữ liệu được phân tích và sử dụng có hiệu quả, mới có 2% tổng tài sản tài chính toàn cầu được đầu tư vào lĩnh vực phát triển xanh và bền vững".
Theo ông, AI và IoT sẽ là lời giải. "Có thể dùng IoT để số hóa toàn bộ thế giới thực và AI để giám sát hiệu quả hoạt động của toàn bộ thế giới thực, từ đó đánh giá và ra quyết định điều chỉnh thì con người sẽ sử dụng các tài nguyên hiệu quả hơn rất nhiều", ông nói.
Người đứng đầu ngành Khoa học và Công nghệ của Việt Nam cũng nhận định việc sử dụng lãng phí hay không phụ thuộc vào từng người dân, trong hoạt động hàng ngày. Từ đó, ông đề xuất việc phát triển một trợ lý ảo 24/7 có thể trả lời mọi vướng mắc, hướng người dân sống xanh và tiêu dùng xanh.
Theo: vnexpress.net
Tin cùng chuyên mục
- Nokia chuẩn bị triển khai 5G tại Việt Nam 24.09.2024 | 13:58 PM
- Sinh động các chương trình trực tiếp tại Fanpage Báo Tuyên Quang online 03.01.2023 | 08:16 AM
- Thực hiện quy định về chuẩn hóa thông tin thuê bao di động 31.03.2023 | 16:13 PM
- Hưởng ứng ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10Chuyển đổi số vì một cuộc sống tốt đẹp hơn 09.10.2022 | 21:42 PM
- Sở Thông tin và Truyền thông: Diễn tập ứng phó sự cố an toàn thông tin mạng năm 2022 04.10.2022 | 17:30 PM
- Hướng dẫn trẻ em sử dụng mạng internet an toàn và hiệu quả 05.08.2022 | 08:27 AM
- Người dùng nên cập nhật Chrome 92 ngay để vá 9 lỗ hổng nghiêm trọng 21.08.2021 | 15:47 PM
- UBND tỉnh nghe báo cáo dự thảo đề án chuyển đổi số tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 21.07.2021 | 19:16 PM
- Thiết bị đầu tiên chuyển suy nghĩ thành câu nói 19.07.2021 | 09:47 AM
- Tại sao không gộp các ứng dụng chống dịch thành một 'super app' 19.07.2021 | 09:48 AM
Xem tin theo ngày
-
Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, kỳ họp thứ 42
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình về hợp nhất hai tỉnh
- Gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong và chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày
- Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất HĐND tỉnh khoá XVII
- Tập huấn về phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số
- Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý
- UBND tỉnh: Làm việc với Tổng công ty Khí Việt Nam – Công ty Cổ phần (PV GAS) về phương án cấp khí LNG trên địa bàn tỉnh
- Giới thiệu cuốn sách “Đỗ Ngọc Quán - Người cộng sản trung kiên”
- Hơn 1,5 triệu đại biểu tham dự hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Tổng Bí thư gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu