Biển vọng lời chiêu tuyết
Từ đường chi họ Phạm làng Thư Điền, xã Tây Giang, huyện Tiền Hải có đắp nổi 4 chữ “Hội thống tôn Nguyên”.
Những thư tịch cổ lưu sót lại ở làng Thư Điền, xã Tây Giang và làng Phương Trạch, xã Phương Công, huyện Tiền Hải có ghi rằng cách ngày nay hơn 600 năm những làng trên còn là cồn bãi hoang sơ. Cát đã kết tinh nước biển thành những đụn muối trắng lấp lánh dưới nắng hè gay gắt. Cư dân họ Phạm là những nguyên mộ từ Lam Kinh (Thanh Hóa) phiêu dạt tới đây tìm kế sinh nhai để tồn tại đã đặt tên đất là Ấp Diêm. Vì hàm oan mà họ đã sống những tháng ngày tủi cực, mai danh, ẩn tích cho đến ngày thủy tổ dòng họ được minh oan…
Ngọc phả họ Phạm ở làng Phương Trạch, xã Phương Công có ghi thủy tổ tên tự là Tất Hiếu, húy là Liên, thụy là Trung Chính. Đôi câu đối còn lưu ở từ đường có ghi:
Thất đại di lưu đồng tộc phả
Nhất thù ấm tý ngũ chi phương
Đại ý rằng trong vòng tám đời tính từ cụ thủy tổ được lưu thờ tại vùng đất này vì nặng uẩn khúc hàm oan đã tôn đời thứ bảy lên làm cốt chủ thứ nhất.
Từ uẩn khúc phát hiện được ở Phương Công nhóm nghiên cứu chúng tôi quyết định về từ đường chi họ Phạm làng Thư Điền, xã Tây Giang để tìm thêm sự ứng linh. Điều thu hút chúng tôi từ “cái nhìn đầu tiên” là ngôi từ đường đã được tôn tạo lại, màu sơn còn khá mới nhưng vẫn giữ nguyên vị trí tọa thủ hướng Bắc quay lưng ra biển. Con cháu dòng tộc chỉ biết rằng ý chỉ của các cụ xưa muốn từ đường luôn hướng về đình Nam và bái vọng từ đường họ Phạm ở làng Phương Trạch. Những gợi ý đó đã giúp nhóm nghiên cứu chúng tôi tập trung vào mối quan hệ giữa hai chi họ Phạm ở Phương Trạch (Phương Công) và Thư Điền (Tây Giang) để dần hé lộ bí mật về một chi họ lưu lạc từ phương xa đến đất Tiền Hải rất sớm. Sự có mặt của ngôi từ đường dòng tộc họ Phạm tạo nên các cuộc tranh luận về vùng đất “ven bờ cuối bãi” vốn từ lâu đã được coi là sinh sau, đẻ muộn vậy mà nó đã xuất hiện bên biển hơn 600 năm trước.
Chính sự quay lưng ra biển của từ đường họ Phạm, làng Thư Điền, hướng mắt nhìn về Phương Trạch chứa đựng nhiều tồn nghi bởi dân gian có câu: “Lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng Nam” trong kiến trúc đình, đền, chùa thì thường lấy trục Đông - Tây làm hướng chính chứ ít khi tọa Nam hướng Bắc. Một điểm đáng chú ý khác là cả hai ngôi từ đường họ Phạm, làng Phương Trạch và Thư Điền đều có bức đại tự khắc bốn chữ sơn son, thếp vàng “Hội thống tôn Nguyên”, nghĩa là tất cả đều chung một nguyện ước tôn một tước vị có chữ là Nguyên. Câu hỏi đặt ra “Nguyên” trong bức đại tự là cốt chủ hay là mỹ tự?
Lần tìm cảo thơm, sách Đại Việt sử ký toàn thư, bản kỷ, nhà Lê chép: “Mẹ vua Lê Thái Tông là Cung từ Hoàng thái hậu Phạm thị, húy là Trần, người hương Quần Lai, huyện Lôi Dương, xứ Thanh Hóa. Vào năm Thái tổ (Lê Lợi) khởi nghĩa thứ 6 (1423) mùa đông tháng 11, ngày 20 sinh ra vua”. Đại Việt sử ký toàn thư còn ghi: “Cung hoàng Thái hậu Phạm thị là thứ thất của Lê Thái Tổ sinh ra Hoàng Thái tử Lê Nguyên Long. Hoàng Thái hậu Phạm thị có hai người anh trai là Phạm Văn Xảo và Phạm Tri Vận có công lao to lớn giúp Thái Tổ đánh tan giặc phương Bắc nên được Thái Tổ ban quốc tính”. Cả hai người sau này mang họ Lê.
Đại Việt sử ký toàn thư trang 295 bản kỷ ghi: “Phạm Tri Vận tham gia khởi nghĩa Lam Sơn. Khi Lê Lợi lên ngôi vua, Phạm Tri Vận được ban quốc tính. Thái Tổ lấy Lê Tri Vận làm Tri tả hữu ban, phong liệt hầu, sau phong nguyên cửu quan nội hầu”. Đại Việt sử ký toàn thư cũng chép Phạm Tri Vận cùng em trai là Phạm Văn Xảo tham gia khởi nghĩa Lam Sơn ngay từ ngày đầu. Phạm Văn Xảo lập công lớn trong trận quyết chiến chiến lược Tốt Động - Chúc Động (1428) đánh tan quân Minh xâm lược, được Lê Lợi xếp vào hạng bốn công thần khai quốc. Năm 1429, ông được ban quốc tính và được thăng hàm Thái Bảo, sau được phong Thái Phó, tước Huyện Thượng hầu. Từ đường họ Phạm làng Thư Điền còn bốn câu thơ chữ Hán khắc treo như sau:
Sơn hà Nam quốc xuân cẩm tú
Phạm tộc Thư Điền đức lưu quang
Tứ tự cao minh ân Hoàng Thượng
Tư Nguyên hà ẩm khai Quế hương
Đối chiếu bốn câu thơ chữ Hán này với bức đại tự ở hai từ đường họ Phạm, làng Phương Trạch và Thư Điền là “Hội thống tôn Nguyên” cho ta biết rằng “Tứ tự” nghĩa là bốn chữ trong đại tự được treo kia là nhờ ơn đức Hoàng Thượng (tức là vua Lê Nguyên Long - Lê Thái Tông) ban cho. Đình Nam thuộc xã Tây Giang có nhiều sắc phong qua các niên hiệu Vĩnh Khánh, Cảnh Hưng, Thiệu Trị, Tự Đức, Khải Định… đều ghi: “Đại huệ hoàn danh cao tiết cung thánh lược trí dũng anh hùng hào kiệt… đạt ân cơ chuẩn nghiệp khai trị đại vương”. Đây chính là lời minh oan của các bậc quân vương đối với công thần khai quốc Phạm Văn Xảo.
Ngược dòng lịch sử, năm 1418, khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ, Phạm Văn Xảo tham gia khởi nghĩa Lam Sơn và được Bình Định Vương Lê Lợi trao chức Khu Mật Đại Sứ. Từ đó ông bắt đầu cuộc đời cầm quân đánh giặc, xông pha chiến trận. Trận đánh quyết liệt ở Xa Lộc diễn ra vào tháng 10 năm 1426, Phạm Văn Xảo lập công lớn đánh tan quân giặc giải phóng một vùng đất rộng lớn từ Thanh Hóa vào phía Nam. Thắng lợi này giúp Lê Lợi vững tin mở cuộc tấn công ra Bắc. Trong trận Tốt Động - Chúc Động, Phạm Văn Xảo là một trong bốn vị tướng cao cấp của Lê Lợi lập công xuất sắc. Sử cũ chép rằng: “Bày binh bố trận xong, Phạm Văn Xảo đã tình nguyện dẫn một đội quân nhỏ giả vờ tập kích bất ngờ vào thành Đông Quan. Tướng giặc chỉ huy thành Đông Quan là Trần Trí thấy quân Phạm Văn Xảo quá ít liền ào ạt xông ra đánh. Phạm Văn Xảo vờ thua và chạy về Ninh Kiều (nay thuộc xã Ngọc Sơn, huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội). Trần Trí chủ quan cứ thế hăng hái đuổi theo. Hắn bị lọt vào ổ mai phục, quân Lam Sơn xông ra đánh cho tơi tả. Giặc bị giết tại chỗ trên 2.000 tên. Trần Trí hốt hoảng chạy thẳng về Đông Quan”.
Đáng tiếc thay, công chưa kịp hưởng thì oán đã kề bên. Theo “Đại Việt thông sử” của Lê Quý Đôn, nguyên nhân của sự việc khai quốc công thần Phạm Văn Xảo mắc oan phải chết là do bọn gian thần Trình Hoàng Bá, Lê Quốc Khí, Đinh Bang Bản, Nguyễn Tông Chí, Lê Đức Dư đón biết ý vua Lê Thái Tổ lo sợ Thái tử Lê Nguyên Long thừa kế ngai vàng khi còn rất nhỏ sẽ bị tiếm ngôi nên chúng tranh nhau dâng mật sớ đổ tội Phạm Văn Xảo và Trần Nguyên Hãn cấu kết với Đạo Cát Hãn làm phản, khuyên vua nên trừ đi. Phạm Văn Xảo liền bị bắt giam. Ông uất quá tự vẫn. Để tránh hậu họa, con cháu ông phải lưu tán biệt tích. Sau này vua Lê Thánh Tông đã minh oan cho ông.
![]() Ông Phạm Quốc Chử, Chủ tịch Hội đồng họ Phạm huyện Tiền Hải, thôn Đông, xã Tây Giang, huyện Tiền Hải ![]() Cựu chiến binh Phạm Xuân Quynh, khu phố Hùng Thắng, thị trấn Tiền Hải, huyện Tiền Hải ![]() Ông Phạm Quang Trung, Chủ tịch Hội đồng họ Phạm, làng Thư Điền, xã Tây Giang, huyện Tiền Hải |
Quang Viện
Tin cùng chuyên mục
- Yêu cầu rà soát, kiểm tra việc kê đơn thuốc tại các bệnh viện 21.04.2025 | 16:27 PM
- Phát động tháng công nhân, tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2025 21.04.2025 | 16:04 PM
- Hội Nhà báo Việt Nam đồng lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân: Đoàn kết – Kỷ cương – Chuyên nghiệp – Sáng tạo 21.04.2025 | 16:07 PM
- Bảo đảm lấy ý kiến nhân dân đầy đủ 21.04.2025 | 15:53 PM
- Giáo hoàng Francis qua đời 21.04.2025 | 15:55 PM
- Thủ tướng chỉ thị tăng cường triển khai Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 21.04.2025 | 16:07 PM
- Kiểm tra công tác chuẩn bị lấy ý kiến nhân dân về đề án sắp xếp đơn vị hành chính 21.04.2025 | 15:52 PM
- Hưng Hà: Tuyên truyền về việc hợp nhất, sắp xếp đơn vị hành chính 21.04.2025 | 15:41 PM
- Đồng chí Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy thăm, tặng quà cho người có công với cách mạng tại huyện Quỳnh Phụ 21.04.2025 | 15:43 PM
- Thi đấu thể thao chào mừng Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 21.04.2025 | 15:11 PM
Xem tin theo ngày
-
Phát động tháng công nhân, tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2025
- Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thống nhất cao với nội dung Đề án hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã với số phiếu tuyệt đối 100%
- Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TU về Đề án hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình và Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
- Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, kỳ họp thứ 42
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình về hợp nhất hai tỉnh
- Gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong và chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày
- Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất HĐND tỉnh khoá XVII
- Tập huấn về phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số
- Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý
- UBND tỉnh: Làm việc với Tổng công ty Khí Việt Nam – Công ty Cổ phần (PV GAS) về phương án cấp khí LNG trên địa bàn tỉnh